Showing posts with label Truyện dài. Show all posts
Showing posts with label Truyện dài. Show all posts

Thursday, October 8, 2015

HƯƠNG TRẦM GIÓ - Tập 9


Tác giả: Xuân Đức

Tập 9

1- NỘI: QUÁN CHÁO CỦA LANH / TRONG PHÒNG NGỦ CỦA LANH - CHẬP TỐI CHIỀU HÔM SAU.
Một màu hoàng hôn phù tràn trên cao nguyên.
Lanh loay hoay với việc chặt xương, thái thịt chuẩn bị nấu cháo..
Chiếc xe máy chờ ba thanh niên liệng vào. Lần này thằng Hóc xương cầm lái. Phụ ngồi sau cùng, vai vác thêm chiếc đàn ghi ta cũ..

HƯƠNG TRẦM GIÓ - TẬP 8


Tác giả: Xuân Đức

TẬP 8

    1 -NGOẠI: DỌC CON SUỐI THẠCH KHÊ LÊN RỪNG - BUỔI SÁNG.
Phúc lặng lẽ đi dọc con suối, tay cầm một nắm nhang..Anh đi chậm, đôi chỗ dừng..nhìn ngược nhìn xuôi 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - Tập 7


Tác giả: Xuân Đức

Tập 7

 1- NỘI- NHÀ HOÀNG- NGÀY 
Hoàng ngồi ở bàn phòng khách, tay cầm chiếc bi đông ngụy lên ngắm nghía, suy tư.
Ba Tài đứng khuất vào bên trong nhìn ra, nhíu mày phán đoán. 
Chị Tâm cầm chiếc ba lô cóc phơi ở bên ngoài vào lộn phải lại. 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - Tập 6


Tác giả: Xuân Đức
Tập 6
    1 - NỘI / NGOẠI: NHÀ HOÀNG Ở THẠCH KHÊ- NGÀY  

 Chị Tâm đang lúi húi nấu nước ở dưới bếp. Chỉ mình Ba Tài ngồi ở bàn giữa phòng khách. Tài chống hai tay lên cằm, nghĩ ngợi. 

Một lúc, Ba Tài đứng lên đi ra sân. Hắn định đi ra ngõ. 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - TẬP 5


Tác giả: Xuân Đức

TẬP 5

 1- NGOẠI: MỘT GÓC CỦA KHU ĐỒI TRẦM- NGÀY. 

Tiếp cảnh tập 4.
Ông Soạn tay cầm rựa đang phát những cây nhỏ, lùm bụi..Chỉ còn một tay nên rất vất vả..Thỉnh thoảng ông phải lau mồ hôi bằng ống tay áo thả lõng của tay mất.. 

Làm được một lúc, Soạn quay lại, đi về phía đường nhỏ lên khu trầm.. 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - TẬP 4


Tác giả: Xuân Đức

TẬP 4
 1- NỘI/ NGOẠI: TRONG PHÒNG CỦA THÁI / NGOÀI SÂN ỦY BAN HUYỆN. – NGÀY. 

Nội: Trong phòng của Thái, ngoài anh ra còn có hai cô nhân viên, một béo, một mảnh mai.. 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - TẬP 3


Tác giả: Xuân Đức



TẬP 3

1-    NỘI- NHÀ SOẠN- ĐÊM 
Soạn ngồi một mình, tay vân vi chén rượu. Ngọn đèn dầu dặt giữa bàn. 

NGỌC THỤ

HƯƠNG TRẦM GIÓ - TẬP 2


Tác giả: Xuân Đức


 TẬP 2

  1-    NỘI: NHÀ HOÀNG – ĐÊM. 

Hoàng và Đạt ngồi đối diện nhau qua bàn giữa nhà. Câu chuyện tiếp nối tập 1. 

HƯƠNG TRẦM GIÓ - Kịch bản phim truyền hình nhiều tập - Tập 1

Tác giả: Xuân Đức

HƯƠNG TRẦM GIÓ

TẬP 1 

    NHÂN VẬT CHÍNH 



1.     Thầy Hoàng



2.     Tâm, vợ Hoàng



3.     Phúc, thương binh



4.     Khuê, con gái Phúc



5.     Soạn, lính Sài Gòn cũ



6.     Ngọc Thụ, con trai Soạn



7.     Chị Lanh, y sĩ thời chống Mỹ



8.     Chị Miên, vợ liệt sĩ

Saturday, October 3, 2015

Văn và Đời và..( Chương 2)


Tác giả: Xuân Đức



  Chương 2
                CHIẾN TRANH- ĐỜI LÍNH VÀ NHỮNG TRANG VĂN ĐẦU TIÊN.

                    Người đi ! Ừ nhỉ, người đi thực !
                              Mẹ thà coi như chiếc lá bay.
                              Chị thà coi như là hạt bụi,
                              Em thà coi như hơi rượu say !
                                                                  ( Tống biệt hành – Thâm Tâm) 

Văn và Đời và..( tiếp chương 1)


Tác giả: Xuân Đức



( Tiếp chương 1)


Bố tài giỏi gấp nhiều lần tôi. Ông biết quá nhiều thứ, chỉ có điều chẳng có thứ gì gọi là đắc đạo.

Bố học chứ Hán, biết khá nhiều, cũng có thể gọi là uyên thâm. Nhưng ông không phải là nhà Nho.

VĂN VÀ ĐỜI VÀ..( tiếp chương 1)


Tác giả: Xuân Đức

( Tiếp Chương 1)


Tôi có rất ít ấn tượng về mẹ. Mẹ mất sớm, lúc tôi chừng 3 hay 4 tuổi gì đó. Tôi chỉ nhớ đúng hai sự việc liên quan đến mẹ. Một là lần cả nhà, trừ bố và anh đầu, bị bọn lính Bảo vệ bắt..Đó là một trận càn bất ngờ của Pháp vào xã Vĩnh Hòa. Bố cùng với mấy nguời đàn ông hàng xóm trốn được ra nấp sau bờ tre. Anh Tạo- anh đầu của tôi thì theo du kích. Mẹ cùng mấy người đàn bà hàng xóm và lũ trẻ nhỏ chúng tôi ngồi im trong bếp. Chắc lúc đó mẹ nghĩ, đàn bà, trẻ nhỏ thì bọn giặc sẽ không làm khó. Bọn lính Bảo vệ lùa đám đàn bà, con nít lên tập trung tại chợ huyện. Đường lên phố huyện chẳng hiểu sao lại phải chui qua một rú rậm, gọi là rú Đơn Thầm, rồi men theo một choi ruộng có bùn rất sâu tên là Khe Cấm. Dân quê tôi gọi những mảnh ruộng bùn sâu lút người là ruộng nẩy. Người bước xuống ruộng nẩy, nếu không có vật căng ngang để bíu vào, kéo người lên thì sẽ lút hết mặt, ngạt thở mà chết. Người ta gọi trường hợp đó là mắc nẩy.Tôi được mẹ cõng. Còn anh Phúc, người anh liền kề tôi lại được một tên lính Bảo vệ cõng.. (Đến giờ tôi vẫn thắc mắc vì sao là tên giặc lại còn biết cõng anh tôi?). Đang đi men theo bờ ruộng Khe Cấm, đột nhiên chúng tôi nhìn thấy một con bò đực bị mắc nẩy. ( Không biết có phải con bò này là do tụi lính Bảo vệ bắt được và lùa đi không?). Nó mắc ngay sát bờ nhưng không cách gì nhoi lên được. Cả người nó đã lút gần hết, chỉ còn cái mông và phía trước là cái đầu với hai lỗ mũi phì phò tuyệt vọng. Mỗi tên lính Bảo vệ đi qua nghịch ngợm đâm một nhát dao vào mông, máu loang lỗ ra mặt bùn. Những người đàn bà ứa nước mắt và ngoảnh mặt nhìn hướng khác…Lên đến đường Quốc lộ, đám dân chúng tôi bị gom lại ngồi một ngày, đến chiều tối thì được thả về..

Văn và Đời và..( tự truyện đời văn) - Chương 1


Tác giả: Xuân Đức


Chương 1

                                                   BỐ ƠI
                      Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh               Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
                      
( Có lúc trèo lên đầu chót đỉnh                                 Kêu dài một tiếng lạnh hư vô)
                                     
Thiền sư Không Lộ 

Trong những bản lí lịch gốc của tôi ( lí lịch quân nhân và lí lịch Đảng) có hai vấn đề cần giải thích để mọi người hiểu thêm. Thứ nhất, về ngày sinh. Ngày sinh của tôi theo lí lịch là 4/1/1947, tức khoảng cuối tháng 11 năm Bính Tuất- 1946 âm lịch. Về năm Âm lịch Bính Tuất có lẽ không có vấn đề gì. Nhưng ngày dương lịch thì có. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ở những vùng nông thôn Vĩnh Linh, hầu hết trẻ con đều chưa được học. Vì thế người ta lập ra hai loại lớp vỡ lòng. Lớp dành cho những đứa trẻ đúng tuổi vào lớp vỡ lòng ( khoảng 6-8 tuổi) để sau đó tuần tự lên các lớp trên: cấp 1, cấp 2..Loại lớp đó được đặt tên là lớp Vĩnh viễn ??.Còn những đứa trẻ đã quá tuổi mà vẫn chưa qua vỡ lòng thì được tập hợp thành lớp gọi là Cấp tốc..Lớp Cấp tốc chỉ học ba bốn tháng gì đó thì được lên lớp 1. Tôi thuộc lớp Cấp tốc..Tuy đã được học “đặc cách” như thế nhưng đến khi thi lên cấp 2 thì tôi vẫn bị quá tuổi, không đủ tiêu chuẩn để học. Lúc đó anh đầu của tôi đang làm cán bộ của xã, đã giúp sửa lại ngày sinh cho tôi nhằm đảm bảo còn tuổi để học cấp 2. Tôi biết rõ việc làm này vì hồi đó việc sửa chữa ngày sinh tháng đẻ khá dễ dàng, đơn giản và cũng không việc gì phải dấu diếm. Những đứa trẻ sinh ra từ chống Pháp đổ về trước làm gì có giấy khai sinh..Hơn nữa, việc sửa ngày sinh để được học là việc quá bình thường, chẳng phải như sau này chuyện sửa ngày sinh để được việc này việc nọ đã trở nên một vấn nạn. Tôi chỉ biết có chuyện sửa lí lịch hạ thấp tuổi như thế nhưng không biết rõ là sửa thế nào, cũng không quan tâm trước đó gia đình đã khai tôi sinh năm bao nhiêu..Ngay cả cái ngày mồng 4/1 như lí lịch hiện nay hình như cũng do chính tôi bịa ra khi làm hồ sơ tại đơn vị quân đội là Bộ tư lệnh Vĩnh Linh..Tại sao tôi lại làm lại hồ sơ ở đơn vị quân đội, mà lại kê khai bằng trí nhớ  thì để đến phần sau sẽ kể. Như thế nghĩa là, cái ngày sinh tháng đẻ như lí lịch hiện tại là một sự “sáng tác”, và cho đến tận bây giờ khi bố và các anh tôi đều đã qua đời, tôi vẫn không thể xác định được chính xác mình sinh ngày tháng năm nào. Vì thế, hầu như tôi không bao giờ đi xem bói toán, coi tuổi để làm bất cứ việc gì, bởi cái tuổi hiện có của mình đâu có đúng thực chất.

Điểm thứ hai trong hồ sơ lí lịch của tôi cần nói thêm, đấy là quê quán. Tôi không hiểu sao người ta lại đưa ra quá nhiều khái niệm về nơi sinh nơi ở đến thế? Nào là Nơi sinh, nào là Quê quán, rồi Sinh quán, Trú quán, Nơi ở..vân vân..Lại còn kèm theo việc xác định khái niệm quê quán phải là gốc 3 đời?

Từ trước tới nay, quê quán tôi được xác định là xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị..Thì đúng là bố mẹ tôi đã sinh sống và sinh ra tôi tại xã Vĩnh Hòa. Chẳng bao giờ tôi bận tâm gì về chuyện đó cả. Nhưng có một lần, lúc tôi đang là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, trước một phiên họp cấp ủy thì một ông trong số những vị lãnh đạo cao nhất tỉnh bất ngờ hỏi tôi: Anh thực chất đâu phải quê Vĩnh Linh? Tôi ngớ cả người. Ông ta giải thích. Theo lí lịch, ông nội của anh quê thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh đúng không? Như vậy, theo cách hiểu truyền thống 3 đời về quê quán, phải xác định quê quán của anh là Gio Linh, còn nơi sinh mới là Vĩnh Linh!!!…Lúc đó tôi cảm thấy buồn cười và không thể hiểu vì sao lại cứ chẻ sợi tóc làm tư như vậy? Nhưng về sau thì hiểu. Thời kì đó..( không biết bữa nay có còn tình trạng đó không?), có một vấn đề rất nhạy cảm thường xâm chiếm tư duy của tất cả cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo là khái niệm địa phương..Vấn đề địa phương luôn ám ảnh người ta nhất là trong việc lựa chọn nhân sự cấp ủy hay bố trí cán bộ chủ chốt..Khái niệm “cân bằng địa phương” luôn được đặt ra, thậm chí có khi rất nóng và quyết liệt..Huyện A nếu hơn huyện B đến vài ba người là có chuyện..Không biết việc tôi khai quê Vĩnh Linh hay Gio Linh thì ảnh hưởng cụ thể như thế nào trong ván cờ đó, nhưng tôi đoán, người ta đang muốn tôi nói lại quê quán để nhằm giải thích cho một sự cân bằng nào đó mà trong cấp ủy hoặc Thường vụ đang tranh cãi.

*
               Trước thời điểm sông Bến Hải trở thành giới tuyến chia đôi đất nước, làng Xuân Mỵ ( ở bờ nam sông) thuộc xã Vĩnh Liêm huyện Vĩnh Linh. Như thế nghĩa là, cái vĩ tuyến 17 lờ mờ kia đã chia đôi không những là Tổ quốc Việt Nam, mà còn cắt đôi một tỉnh Quảng Trị, nhỏ hơn nữa là cắt đi một xã của huyện Vĩnh Linh. Sau đó, Xuân Mỵ trở thành một làng của quận Trung Lương, tỉnh Quảng Trị dưới thời Ngô Đình Diệm. Bây giờ thuộc xã Trung Hải huyện Gio Linh.

Dòng họ Nguyến Xuân từ ngoài bắc vào lập nghiệp tại Xuân Mỵ cách đây gần 700 năm. Ông nội tôi sinh ra tại Xuân Mỵ. Ông lấy bà nội tôi họ Trần, sinh được 5 người con gái..( hiện tôi chỉ biết có 4 người). Ông làm nghề thầy cúng, kiêm thầy pháp. Ai đó đã nói với ông, cái nghề ấy trời sẽ không cho con trai nối dõi. Muốn có con trai thì phải li hương. Thế nên ông nội đưa bà nội cùng các con gái ( tôi gọi bằng o- tức cô ) ra vùng đất đỏ ba zan bắc sông Bến Hải lập nghiệp. Ở xã Vĩnh Hòa, nơi ông nội ngụ cư lúc ấy cũng có vài ba người đàn ông khác không có con trai nối dõi..Họ liền kết nghĩa huynh đệ, ăn chay niệm Phật và cùng lên chùa cầu tự. Hai người anh em kết nghĩa với ông nội tôi, một người tên Cơ, họ Thái, ( thường gọi Chắt Cơ?), một người tên Lãng, dân làng vẫn gọi là Sùng Lãng hay Sung Lãng gì đó..Tôi không rõ lắm về nguồn gốc cái tên ấy. Sau một thời gian cầu tự, bà nội tôi có thai, lúc sắp sinh thì ông nội bệnh nặng. Khi nghe tiếng khóc chào đời của bố tôi, ông nội thì thào hỏi: trai hay gái? Người nhà đáp: trai. Ông kêu lên một tiếng Mô Phật rồi tắt thở.

Đấy là một trong ngàn vạn câu chuyện “ ngày xửa ngày xưa” mà bố thường kể cho tôi. Ông Thái Cơ, người anh em kết nghĩa của ông nội, cũng sinh hạ được con trai. Tên anh ấy là Thái Triêm. Sau này, anh Thái Triêm là Giám đốc Lâm trường Bến Hải. Anh Thái Triêm gọi bố tôi bằng chú, gọi tôi là em. Nhưng bố tôi lại gọi Thái Triêm bằng bác, là cách gọi thay cho con. Nghĩa là đúng ra tôi phải gọi anh Triêm bằng bác, xưng cháu vì Thái Triêm cùng vai với bố tôi chứ không phải là anh em ngang hàng với tôi..
               Đấy là những chi tiết mà tôi đã mượn để sáng tạo ra những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết gần đây nhất, tiểu thuyết: Kẻ song sinh. Trong tiểu thuyết này cũng có chuyện mấy người đàn ông không có con nối dõi nên kết nghĩa huynh đệ, lên chùa cầu tự. Một người họ Thái, sau đó sinh được đứa con trai đặt tên Thái Quả..( ý là có kết quả, ẩn ý sau đó là nhân quả)..Buồn cười ở chỗ, khi mấy chương đầu tiểu thuyết được đưa lên trang web, có mấy kẻ đã hớt hãi chạy thầm thì với lãnh đạo rằng: Lão Đức đang ám chỉ ông lãnh đạo tỉnh..( Vì trong Lãnh đạo tỉnh lúc ấy có một vị họ Thái)..Cái thứ hóng hớt đó không chỉ xẩy ra một lần. Ngay lúc này cũng còn một chuyện khác tương tự nữa, tôi sẽ kể ở phần sau.
( Còn tiếp)


 Đăng ngày 29/11/2014

Văn và đời và...(Tự truyện)


Tác giả: Xuân Đức
  Xuanduc.vn:    Hết những đơn đặt hàng trong năm..Rãnh rỗi thấy buồn  nên viết hồi ức chuyện đời cho giải tỏa tâm trí. Nhân lúc trang web không có bài gì mới, đăng tạm mấy đoạn mới keng để quảng cáo với bè bạn. Có thể đăng tiếp vài chương..nhưng chắc là sẽ không đăng hết.         



Văn Đi ..

                                                   Tự truyện đời văn.
  

Thay một lời giáo đầu. 

Người già, nhất là những người già ở các làng quê thường rất hay kể chuyện ngày xưa. Không phải “ngày xửa ngày xưa” cổ tích mà là chuyện của bản thân họ, gia đình họ về những năm tháng xa xôi. Đấy là một dạng hồi kí truyền miệng, tùy hứng, nhớ gì kể đấy, gặp duyên cớ nào thì kể chuyện có liên quan đến nguyên cớ đó. Như bố tôi chẳng hạn. Ăn cơm, nhìn thấy món chột môn, là thứ dưa được muối bằng thân cây môn, một món ăn của người nghèo xứ đất cằn đá sỏi, ông lại đọc câu ca dao: Anh về Vĩnh Tú làm chi / ruộng nương thì ít, rú ri thì nhiều / Anh về Vĩnh Tú làm giàu / chột môn làm mắm, sắn tàu thay cơm..Rồi ông kể chuyện thủa trước nhà mình đã muối chột môn theo kiểu gì..ông bà nội đã ăn nó suốt nhiều tháng như thế nào?

Người già kể “hồi kí” kiểu đó quá nhiều, kể đi kể lại, có chuyện kể đến hàng chục lần khiến đám con cháu như tôi cảm thấy mệt, không muốn nghe, đôi khi còn hỗn láo kêu lên, thôi đi bọ ơi, bữa nay ai còn đi nghe mấy chuyện ấy nữa mà bố cứ kể mãi..

Bây giờ đến lượt tôi, vợ tôi, đã đến giai đoạn xưa nay hiếm, lại lặp lại đúng những gì mà ba mạ mình từng làm, đấy là cứ buột miệng kể về những kí ức. Lại gặp nguyên cớ gì thì kể sự việc liên quan đến nguyên cớ đó. Từ chiến tranh, cuộc sống gian lao cực nhọc, bữa cơm kham khổ, những đêm mưa dầm gió bấc, rét buốt tận xương..Và rồi các con tôi, sau khi đã chịu đựng quá nhiều những chuyện ấy cũng đôi lúc kêu lên, ôi giời ơi, biết rồi khổ lắm, nói mãi..

Không biết bố tôi có phiền lòng vì tôi không? Riêng tôi thì không oán trách các con, nhưng thú thật cũng có cảm thấy buồn..Tôi chỉ muốn nói điều này, sau rất nhiều năm tháng không còn bố, ngoài niềm nhớ thương, tôi còn bỗng thấy quá nuối tiếc vì không được nghe bố kể nhiều hơn nữa..Thật kì lạ, cho dù ngày nhỏ tôi tự coi là đã bị nhồi nhét ép buộc bởi những chuyện “ngày xửa ngày xưa” của bố, nhưng rồi năm tháng trôi qua, tuổi ngày một lớn, tôi bỗng nhớ như in những câu chuyện ấy..Có thể nói là nhớ mồn một, nhớ đến nao lòng không ngủ được. Rồi tất cả những chuyện lắt nhắt không đầu không cuối đó bất ngờ lừng lững sống động trong những trang viết của tôi..Từ chuyện làng giàu, làng nghèo của xã Vĩnh Hòa đã trở thành bối cảnh chính trong tiểu thuyết : Người không mang họ..Chuyện làng Đơn Duệ với bao nhiêu nỗi trớ trêu của những thân phận con người đã thành cốt truyện chính trong tiểu thuyết: Những mảnh làng..Vân vân..

Thế nên, tôi tin rằng, đến lúc các con tôi vào độ tuổi như tôi hôm nay..( chắc lúc đó chúng tôi đã về sống cùng bố mẹ tôi), các con sẽ ngồi nhắc lại rất nhiều những chuyện mà ba mạ đã kể và từng làm cho chúng nó nhàm chán, mệt mỏi..Rồi có thể các con tôi lại nói, giá như ba mạ còn sống để kể thêm cho chúng nó nhiều nhiều chuyện nữa..

Tôi tin vậy nên quyết định viết cuốn tự truyên  này.

*

Mấy nhà triết học vẫn dạy: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Với một người, ngoài quan hệ gia đình, họ tộc làng xóm ra là những mối quan hệ xã hội rộng lớn, mà xét cho cùng thì có thể gọi đó là quan hệ bè bạn. Ai sống trên đời cũng có và cũng bị chi phối bởi quan hệ bè bạn. Với tôi, có thể tạm phân ra mấy loại bạn. Bạn học, bạn chiến đấu, bạn công tác mà thực chất đó là bạn quan trường và cuối cùng là bạn nghề, tức bạn văn. Bạn nào cũng có nhiều cái để nhớ, để kể. Tuy nhiên, bạn học và bạn chiến đấu thì chủ yếu là những kỉ niệm đẹp..có cả chuyện buồn, chuyện đau lòng, nhưng cái buồn cái đau ấy cũng là buồn đau đẹp..Riêng bạn quan và bạn văn thì phong phú hơn, phức tạp hơn, nhiều ân nghĩa mà cũng nhiều đắng đót, có vinh và có nhục, có thủy chung và có phản trắc, có người cần tri ân nhưng cũng không thiếu loại thớ lợ đã cố xóa đi mà không xóa được trong kí ức mình..Tuy nhiên tôi không có ý định viết hồi kí để nhằm vào bất cứ ai. Tôi ghét thứ văn chương ấy. Ý định tôi là rõ ràng. Cuốn tự truyện này là kể về đời văn của tôi..Những gì liên quan đến các sáng tác của mình thì kể lại để bạn đọc có thể biết được những sáng tác ấy được lấy từ chất liệu nào, xuất phát từ nguyên cớ gì, nhân vật nào có nguyên mẫu trong đời sống..Ví dụ mấy năm vừa rồi rộ lên hàng loạt bài báo trên rất nhiều tờ báo bàn về sự thật của tướng cướp trong tiểu thuyết Người không mang họ. Tôi  nghĩ đó mới là những chuyện tác giả cần chính thức công bố. Còn nếu trong cuốn sách này có chỗ buộc phải nhắc tới ai đó trong bạn văn, bạn công tác mà làm phật lòng những người đó, thì là việc tôi không mong muốn nhưng…không thể không kể, bởi những chuyện như thế đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cái sự viết lách của tôi.

Trên thế giới hay ngay ở nước mình, đã có rất rất nhiều người viết hồi kí, rất nhiểu kiểu viết hồi kí. Tuy nhiên có lẽ có hai thứ hồi kí được người đời chú ý nhất. Thứ nhất, tác giả là loại nhân vật đặc biệt, hoặc là những cán bộ ở giai tầng cao và rất cao, nắm giữ nhiều công việc to lớn, trọng đại, hoặc là loại người có cá tính đặc biệt, số phận đặc biệt, đảm nhận những công việc đặc biệt..ví như các nhà tình báo, những ca sĩ tài danh, những nhận vật từng gây nhiều tai tiếng..v..v Thứ hai, là loại hồi kí kể về những sự kiện đặc biệt, những câu chuyện vốn là bí mật, hoặc những sự việc được coi là thâm cung bí sử, hoặc những tư liệu khác với thông tin xưa nay được công bố..Hai thứ hồi kí trên chắc chắn sẽ tạo nên sức lôi cuốn lớn với đọc giả..

Tôi không thuộc về hai loại ấy. Tôi là một người thuộc diện làng nhàng..thứ người như rất rất nhiều người, chắc chắn không mấy ai tò mò muốn biết điều gì đó hấp dẫn ở loại người như tôi. Tôi cũng không có điều kiện tham gia hoặc tiếp xúc tư liệu về những sự kiện trọng đạị của đất nước, những sự vụ thâm cung bí sử ở thiên đình..Mấy chuyện tôi kể lại trong cuốn sách này là chuyện lặt vặt, không mấy giá trị, những chuyện mà tin chắc là nhiều người khác cũng có na ná như vậy. Vậy thì, liệu có ai đọc cuốn sách nhỏ này không?

Thì tôi đâu có ý định viết cuốn sách để lôi cuốn bạn đọc? Như đã nói ở trên, tôi viết chủ yếu là để kể tiếp những chuyện truyền miệng từng kể với các con..Rồi các con sẽ kể cho các cháu nội ngoại của tôi..Dĩ nhiên, tôi vẫn tin là có in ít những bạn bè sẽ tìm đọc. Cả bạn thủy chung và bạn không chung thủy..Họ đọc để chia sẻ chuyện nhân tình thế thái với tôi..và cũng có thể có người đọc để sau đó nhổ toẹt bãi nước bọt cùng câu chưởi đổng: Mẹ cái lão này!..

*

Tôi sẽ viết túc tắc, thong thả, không hối thúc thời gian..Nếu có một đơn đặt hàng nào cần kíp đương nhiên sẽ ưu tiên cho nó. Thế nên tôi không chắc cuốn sách này viết bao lâu thì hoàn thành, có khi phải mất vài năm, dăm năm hoặc lâu hơn nữa mới ra mắt bạn đọc. Có khi viết dở dang, không kịp hoàn chỉnh thì phải ngừng..( Lạy trời điều ấy đừng xẩy ra). Vì thế thấy cần thiết phải công bố cột mốc khởi thảo nó ở phần giáo đầu này.

Tôi bắt đầu những dòng này vào ngày 14 tháng 11 năm 2014 tại thị trấn Cửa Việt, trong một đợt gió mùa đông bắc đầu tiên của năm.

Nói thêm một chút về cái địa chỉ Cửa Việt để phần sau khỏi phải nói.

Cuộc đời tôi từ bé đến hiện giờ đã dịch chuyển rất nhiều chỗ ở. ( Là nói chỗ ở gia đình chứ không kể chỗ ở công tác). Thủa bé, tôi sống với bố trong một căn nhà tranh ở làng Tây Hiền, xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh, phía bắc giới tuyến. ( Vĩ tuyến 17). Khi tôi xây dựng gia đình thì bố tôi đang sơ tán ra Tân Kỳ- Nghệ An, tôi lại đang tại ngũ trong quân đội nên vợ tôi phải làm nhà bên quê ngoại, ở chung với bà ngoại tại xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh. Năm 1984, tôi tuy vẫn còn là sĩ quan quân đội nhưng đã có điều kiện gần vợ con nên quyết định chuyển chỗ ở về Vĩnh Hòa để có thể chăm sóc bố. Tôi không về trong xóm cũ mà dựng nhà ở miệt ngoài sát quốc lộ 1, thôn Vĩnh Tiến, Vĩnh Hòa.( Nay đã sáp nhập vào đất Thị trấn Hồ Xá). Đấy là một rẻo đất thật kì lạ và khủng khiếp, một rẻo đất như có ma ám, rồi tôi sẽ kể về nó sau. Đến năm 1990, tôi chuyển ngành từ quân đội – Tổng cục chính trị- về công tác ở tỉnh Quảng Trị, vì thế nên cũng chuyển vợ con vào sống tại Thị xã Đông Hà. Tỉnh ưu tiên cho tôi một nền đất tuy bé nhưng tọa lạc trên trục đường được coi là to nhất, sang trọng nhất của thị xã. Đường Hùng Vương. Đến khi tôi nghỉ hưu, phần thì cần một khoản tiền để hỗ trợ cho các con xây dựng cơ sở ăn ở, phần cũng không muốn ở trên trục đường ồn ào, tôi bán ngôi nhà đường Hùng Vương, mua đất và xây cất ngôi nhà mới ở một vị trí được coi là hẻo lánh nhưng rộng rãi, thoáng mát. Cái gọi là Trúc Sơn Trang chính là chỉ chỗ ở mới của tôi..Những tưởng, với cái không gian tĩnh lặng đó, cuộc sống hưu trí của mình cũng sẽ được yên hàn, tĩnh lặng..Tôi từng viết về Trúc Sơn Trang thế này:
Nắng còn rực rỡ bên kia
Nhưng thôi chào nhé, ta về bên đây
Một hồ nước lặng chân mây
Một vuông cỏ, một bờ cây khép mình.

Thôi đừng bịn rịn chùng chình
Chút ơn ngọt nhạt, chút tình phôi phai

Làm chi mà phải gượng cười
Gượng câu hò hẹn, gượng lời tiễn đưa. 

Trăm năm xưa đến bây giờ
Sáng còn nắng, đã chiều mưa, chuyện thường
Ta về ngõ Trúc sơn trang
Mai sau ai có lỡ đàng dừng chân 


Cõi riêng không chút bụi trần
Dịu êm là cỏ, trong ngần là sương
Tắt đèn còn chút trăng suông
Đủ cho nhận mặt mà buông tiếng chào.                                                              
                       Vậy nhưng
, cuối cùng, năm 2014 này tôi lại giã từ Trúc Sơn Trang, hai vợ chồng già tôi về sống trong nếp nhà cấp 4 tại khu bãi tắm Cửa Việt..Lí do ư? Có lẽ để đến khúc kết cuốn sách này tôi sẽ kể.
                       Bãi tắm Cửa Việt hiện đang dạng hoang sơ, rất ít nhà cửa. Xung quanh chỗ đất nhà tôi chưa có thêm nhà nào. Vì thế gió cứ thổi ào ào qua bãi trống mà không hề bị vướng cản. Mấy hôm nay thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, mưa dầm gió bấc, trời âm u suốt ngày, đêm mịt mùng tối, biển động, sống đập ầm ầm…Tôi vừa hoàn thành xong 4 hợp đồng đặt hàng trong năm. Hết việc. Rãnh rỗi thì buồn. Trời buồn, người buồn..Buồn thì lại nhớ mấy đứa cháu trên Đông Hà quá đỗi..Và thế là, tôi nảy ra ý phác thảo tự truyện..
                        Cái duyên cớ ra đời cuốn sách này đơn giản như vậy.



 Đăng ngày 17/11/2014


Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Trần Bình. - 02/12/2014

Cháu cá rằng: cuốn sách hồi ký của Bác sẽ có rất nhiều bạn đọc tìm đến.
Bởi có nhân tình thế thái và thị phi thế nào thì cuộc đời của một nhà văn lớn như Bác vẫn là một bí ẩn đáng tìm hiểu, đáng tìm về mà yêu quý, trân trọng.
Ở Quảng Trị (và miền Trung) rất khó tìm ra một nhà văn, một kịch tác gia xuất sắc như nhà văn Xuân Đức. Điều đó đã làm nên sự phong phú cho văn chương Quảng Trị, văn chương Việt Nam...Và có lẽ cũng còn rất lâu mới có được một người như Bác.
Kính chúc Bác luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng xúc cảm để viết xong cuốn hồi ký này.
Hẹn sẽ ghé thăm 2 Bác ở Cửa Việt.


  Gửi bởi: Lão Trang - 03/12/2014

Cảm ơn Trần Bình đã ghé quán Trúc. Lâu quá rồi..Có phải giận Lão vì bữa từ chối nhậu phải không? Cái tính mình là thẳng ruột ngựa vậy đó. Trong cuốn tự truyện này mình cũng thẳng ruột như vậy đó...
Mấy lời nhận xét của Bính hơi cảm tình riêng đấy. Mình không dám nhận đâu. Mà ở đất này, người ta đánh giásự đóng góp  văn chương của mình rất bình thường thôi..


  Gửi bởi: Tống Phước Trị - 21/08/2015

Em thích cuốn Tự truyện này vì nó thực sự có một phần lịch sử Vĩnh Linh, Quảng Trị mà chưa ai kể lại thật như thế 

  Gửi bởi: Lê Nguyên Hồng - 24/08/2015

Ngay những chuyện của Nhà văn quân đội Xuân Đức hồi làm nhà ở Vĩnh Hòa (Vĩnh tiến -Hồ Xá bây giờ) cũng có những chi tiết rất cổ tích. Chắc rằng trong hồi ký sẽ có dấu ấn đậm về chuyện này?  

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 42 và hết


Tác giả: Xuân Đức

Thế là World cup hết, Tây thắng Hà thua. Nắng nóng trên 50 o C cũng tạm dịu lại. Và Cửa Gió, nơi đã làm khổ nhiều người suốt mấy tháng nay cũng đã đến hồi kết. Chương 42 là chương cuối của bộ Tiểu thuyết 2 tâp, được coi là bộ sách đầu tay của tôi. Như đã nói phần giáo đầu, vì không có thì giờ để chấm morat nên bị sai nhiều quá. Nhìn qua cũng biết mà đành chịu. Rất mọng bạn đọc thứ lối cho. Tôi post chương cuối cùng này lên rồi xin phép khách bạn tạm nghỉ đăng bài mới trong vòng hơn nửa tháng, vì cuối tuần này tôi phải đi trại viết Sân khấu ở Nha Trang, sau đó lại ra Hà Nội dự Đại hội Nhà văn Việt Nam. Nghỉ đăng bài thôi còn giao lưu thì thoải mái vì dạo này tôi đã có con 3G kẹp theo laptop rồi.

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 40 & 41


Tác giả: Xuân Đức

CHƯƠNG BỐN MƯƠI 

Chính uỷ Trần Vũ được lệnh ra Hà Nội dự một cuộc họp hội nghị cán bộ cao cấp đứng đầu các sư đoàn chủ lực, các bộ chỉ huy quân sự địa phương. Hôm ra đi cán bộ trong tư lệnh Vĩnh Linh đến tiễn đưa anh suốt buổi chiều. Trần Vũ cảm động không sao nói được. Niềm vui trước tình hình biến chuyển quan trọng của xu thế cxách mạng cộng với sự hồi hộp sắp được gặp lại vợ con khiến anh luống cuống, bần thần. Anh không biết chuẩn bị những thứ gì. Mọi quà cáp của bạn bè đều được cậu công cụ đóng vào thùng gỗ khuân ra xe. Trần Vũ chỉ loay hoay một cuốn nhật ký. Anh lật tới, lật lui. Anh mường tượng cái phút gặp Chức, anh sẽ trao cho vợ cuốn sổ chi chít chữ ấy và nói: Tất cả trong đó, em xem đi! Rồi mặc cho vợ và con gái bù đầu vào cuốn sổ, anh sẽ thả người xuống giường lim dim mắt tận hưởng một khoảnh khắc thanh bình. ừ, hình như suốt mấy năm nay, anh chỉ thèm có giây phút đó. ước muốn sao mà đơn giản vậy, mà cũng phập phồng, khắc khoải biết bao...

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 38 & 39


Tác giả: Xuân Đức

CHƯƠNG BA MƯƠI TÁM 

Trong toàn bộ phương án tác chiến mà Lợi trình bày trước hội nghị quân chính, có một điểm không sát với thực tế. Hay nói cho chính xác là chỉ đúng với thực tế nửa tháng về trước thôi. Còn bây giờ căn nhà lợp tôn ấy không phải chỉ có Hoan với Tá.

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 36 & 37


Tác giả: Xuân Đức

CHƯƠNG BA MƯƠI SÁU 

Một mùa xuân đầy thử thách đã đi qua. Cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam cũng được coi như chấm dứt.
Quá trình diễn biến từng giai đoạn của chiến dịch này rất phức tạp, khó ai có thể lường trước được. Bắt đầu là những trận tổng công kích. Người dân miền Nam một sớm ngủ dậy bỗng nghe tiếng đại bác nổ long trời, bỗng thấy ầm ào, những rừng áo xanh tràn vào các đại lộ, bỗng sững sốt bàng hoàng trước cơ man cờ nửa đỏ nửa xanh phất phới khắp các công sở, các ngã tư. Tin tức được loan báo từng giờ trên đài Hà Nội. Quân giải phóng đã chiếm cầu chữ Y, ngã tư Phan Thanh Giản thuộc thành phố Sài Gòn...Quân dân Trị- Thiên -Huế đã đánh chiếm sở thông tin Mỹ,làm chủ khu nhà ga, tiến đánh bộ chỉ huy hành quân Mang Cá... Rồi Đà Nẵng, Phan Rang, Nha Trang...Rồi các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ...Rồi Buôn Ma Thuột, KonTum vân vân... Như để xác nhận những tin tức trên đài Sài Gòn lại đưa tin : Quân lực Việt Nam cộng hoà đã chặn đứng Việt cộng ở cầu Ông Lãnh...bắn chết mười hai cộng quân trên cầu Bình Triệu--Sài Gòn.... Quân lực Việt Nam cộng hoà và đồng minh đã dũng mãnh chặn đứng áp lực của Bắc Việt tại khu vực Phú Văn Lâu, Huế...

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 34 & 35


Tác giả: Xuân Đức

CHƯƠNG BA MƯƠI TƯ 

Tàu vào đến ga Vinh thì trời vừa sáng hẳn. Đây là ga cuối cùng của con đường vào Nam . Đầu tàu trút một hồi còi dài như trút bao nỗi nặng nhọc của một đêm hành trình rồi dừng bánh. Hành khách lục đục xuống ga. Những khuôn mặt xọm đi vì mất ngủ . Những cặp chân bước luống cuống bởi tê cứng. Dăm ba tốp lính trẻ vừa nhảy xuống đã tụm nhau trên đường ga đốt thuốc. Những công nhân bốc vác hì hục chạy về phía cuối đoàn tàu. Cửa nhà ga mở, dòng người vội vã nối nhau tuôn ra đường rải nhựa. Họ chạy bộ, leo lên xe ngựa, gọi xích lô hối hả về bến xe.

CỬA GIÓ - Tập II - Chương 32 & 33:


Tác giả: Xuân Đức

CHƯƠNG BA MƯƠI HAI 

Một tổ của đội tuyên truyền văn hóa gồm Phương, một diễn viên kéo đàn nhị, một diễn viên nam hát dân ca được chọn ở lại cùng với K3 - sư đoàn chủ lực của Bộ hiện tập kết quân ở vùng Cẩm Phổ - tiếp tục làm công tác binh vận. Thế là sau gần một năm tạm ngừng, đêm nay tổ tuyên truyền cùng với ba chiến sĩ vệ binh của K3 lại lên đường tiến vào cao điểm 31.